CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGÀNH XÂY DỰNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030
Chiến lược phát triển KHCN ngành Xây dựng trong tương lai
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn Internet |
Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại, Chiến lược phát triển KHCN ngành Xây dựng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được xây dựng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn đòi hỏi của thực tiễn và xu thế phát triển của ngành Xây dựng trong tương lai. Chiến lược nhận định rõ:
Thứ nhất, về cách thức thực hiện: Tập trung nguồn lực nghiên cứu, ứng dụng làm chủ các công nghệ đã và đang sử dụng trong khu vực và trên thế giới vào các hoạt động xây dựng tại Việt Nam. Bên cạnh đó, sử dụng một phần nguồn lực để tiến hành tự nghiên cứu nhằm ứng dụng phù hợp cho các công trình đặc thù ở Việt Nam.
Thứ hai, về cân đối tài chính: Hàng năm ngoài nguồn vốn cho sự nghiệp KHCN do Ngân sách Nhà nước cấp từ 80 - 100 tỷ đồng, cần huy động thêm từ các nguồn vốn khác (doanh nghiệp, dự án hợp tác quốc tế...) từ 150 - 200 tỷ đồng. Cần tập trung đầu tư nguồn vốn vào các nhiệm vụ trọng tâm, tránh dàn trải, đảm bảo hiệu quả và có sản phẩm ứng dụng trong thực tiễn.
Thứ ba, về huy động các nguồn lực tham gia phát triển KHCN: Ngoài các đơn vị nghiên cứu, các doanh nghiệp thuộc Bộ, cần huy động các trường, các viện, các doanh nghiệp ngoài ngành, các hiệp hội, cũng như các đơn vị KHCN thuộc sở hữu tư nhân trong và ngoài nước cùng tham gia nghiên cứu phát triển KHCN phục vụ phát triển chung của ngành Xây dựng.
Thứ tư, về cơ chế kiểm tra, giám sát: Trên cơ sở các chương trình của Chiến lược, các nhiệm vụ KHCN được phê duyệt, Bộ Xây dựng thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện.
Một số nhiệm vụ được ưu tiên trong Chiến lược
- Tham gia trực tiếp vào thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia với trọng tâm là nhà ở xã hội đòi hỏi chi phí xây dựng thấp, chất lượng tốt, do vậy cần nghiên cứu chế tạo vật liệu, phát triển công nghệ xây dựng, phương pháp quản lý tối ưu về giá, chất lượng, môi trường… cho nhà ở xã hội.
- Phát triển xây dựng các công trình trên biển, đảo do diện tích biển, đảo của nước ta rất lớn với nhiều nguồn lợi từ biển.
- Làm chủ công nghệ xây dựng các công trình phức tạp như nhà máy điện nguyên tử, công trình ngầm đô thị…
- Làm chủ công nghệ chế tạo cơ khí về các thiết bị xây dựng, thiết bị nâng chuyển, thiết bị trong các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng nhằm thay thế thiết bị ngoại nhập.
- Xử lý nước, rác thải, ô nhiễm môi trường.
- Nghiên cứu phát triển đô thị và xây dựng công trình có tính đến ứng phó với biến đổi khí hậu.
Về lộ trình, Chiến lược phát triển KHCN ngành Xây dựng được thực hiện theo 08 chương trình, bao gồm: Công nghệ xây dựng; vật liệu xây dựng; cơ khí xây dựng; phát triển đô thị và nông thôn; hạ tầng kỹ thuật đô thị; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; tư vấn xây dựng; đào tạo nguồn nhân lực ngành xây dựng.
Quyết định số 527/QĐ-BXD ngày 29/5/2013 của Bộ Xây dựng về việc Ban hành "Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành Xây dựng đến năm 2020, tầm nhìn 2030”.
Số văn bản | 527 |
Ký hiệu văn bản | QĐ-BXD |
Ngày ban hành | 29/5/2013 |
Ngày có hiệu lực | 29/5/2013 |
Ngày hết hiệu lực | Văn bản còn hiệu lực |
Người ký | Trịnh Đình Dũng |
Trích yếu | Quyết định số 527/QĐ-BXD ngày 29/5/2013 của Bộ Xây dựng về việc Ban hành "Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành Xây dựng đến năm 2020, tầm nhìn 2030”. |
Cơ quan ban hành | Bộ Xây dựng |
Phân loại | Quyết định |
Lĩnh vực | Khoa học công nghệ và Môi trường |
Tệp đính kèm: | Chien_luoc_KHCN_BXD_527-QD-BXD_29052013.doc BXD_527-QD-BXD_29052013.doc |
Yến Nhi
(Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng)
Không có nhận xét nào