Xây dựng cấu trúc dữ liệu về cơ sở hạ tầng đường thủy nội địa Việt Nam
Dưới sự chủ trì của PGS. TS Hoàng Hà, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ thuộc Bộ Giao thông, Vận tải, Hội đồng nghiệm thu đề tài cấp bộ đã tiến hành nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu, xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu về cơ sở hạ tầng đường thủy nội địa Việt Nam và đề xuất cơ chế cập nhật, khai thác thông tin”.
Hiện nay, hạ tầng giao thông vận tải đường thủy nội địa có 45 luồng tuyến chính và gần 18 nghìn phao tiêu báo hiệu. Cả nước hiện có 6.684 cảng và bến đường thủy nội địa. Trong đó có 347 cảng, với 196 cảng hàng hóa, 15 cảng hành khách, 48 cảng chuyên dụng; 6.337 bến, với 4.308 bến hàng hóa, 688 bến hành khách, 1.017 bến chuyên dụng.
Hiện nay, hạ tầng giao thông vận tải đường thủy nội địa có 45 luồng tuyến chính và gần 18 nghìn phao tiêu báo hiệu. Cả nước hiện có 6.684 cảng và bến đường thủy nội địa. Trong đó có 347 cảng, với 196 cảng hàng hóa, 15 cảng hành khách, 48 cảng chuyên dụng; 6.337 bến, với 4.308 bến hàng hóa, 688 bến hành khách, 1.017 bến chuyên dụng.

Để bảo đảm an toàn giao thông cho các phương tiện đường thủy nội địa, công tác duy tu bảo dưỡng phao báo hiệu luôn được ngành đường thủy quan tâm, triển khai thực hiện. Theo đó, trên mạng lưới giao thông đường thủy nội địa hiện đã lắp đặt 10.497 cột báo hiệu. Trong đó, nguồn vốn để thực hiện lắp đặt lấy từ sự nghiệp là 6.723 cột, số lượng cột được xây dựng kết cấu bằng thép là 7.048 cột. Số lượng báo hiệu trên cầu là 4.585 tín hiệu…
Cùng với việc triển khai các biện pháp trên, ngành Đường thủy nội địa cũng đã đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hạ tầng giao thông đường thủy. Trong đó, Bộ Giao thông, Vận tải đã giao Cục Đường thủy nội địa nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu, xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu về cơ sở hạ tầng đường thủy nội địa Việt Nam và đề xuất cơ chế cập nhật, khai thác thông tin”. Đề tài do TS Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực III làm chủ nhiệm.
Sau một thời gian khảo sát thực tế và nghiên cứu, nhóm thực hiện đề tài đã phân tích chỉ ra hiện trạng: tuyến luồng đường thủy, hệ thống báo hiệu, hệ thống cảng bến, công trình vượt sông, công tác duy tu bảo dưỡng, hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý hạ tầng tuyến luồng đường thủy nội địa… Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đã xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu, thiết kế hệ thống bảng dữ liệu về luồng tuyến, biển báo hiệu, cảng bến, công trình vượt sông. Xây dựng phần mềm quản lý hạ tầng thông tin đường thủy cho phép đơn vị quản lý thực hiện cập nhật báo hiệu trên bờ, trên cầu, cập nhật luồng tuyến, cảng bến, bãi cạn, đá ngầm đường dây vượt sông… được thực hiện trên phần mềm do nhóm đề tài nghiên cứu thực hiện.
Đánh giá về tính hiệu quả của đề tài khi đưa vào ứng dụng triển khai thực hiện, các chuyên gia phản biện trong Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao kết quả nghiên cứu của đề tài và gợi ý một số hướng nâng cấp, mở rộng hệ thống thông tin quản lý hồ sơ trong tương lai để phát huy hiệu quả tối đa công nghệ hiện nay, đặc biệt là công nghệ GIS…
Tin, ảnh: Bảo Ngân Nguồn:
http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=83&NewsId=393874
http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=83&NewsId=393874
Không có nhận xét nào