Đặc khu kinh tế: Đâu mới là mô hình chuẩn
Đặc khu kinh tế là mô hình đã và đang được áp dụng khá phổ biến trên thế giới theo nhiều cách thức khác nhau, với các kết quả cũng khác nhau. Vậy đâu là mô hình chuẩn?
Dưới đây là một số bài viết về các mô hình, bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển các đặc khu kinh tế trên thế giới.
Bài 1: Làn sóng mở các đặc khu trên thế giới
Đặc khu kinh tế là một khu vực riêng biệt có quy chế pháp lý riêng kèm theo những điều kiện ưu đãi về kinh tế dành cho các doanh nghiệp kể cả nội địa lẫn doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại đây. Mục đích của các quốc gia khi mở đặc khu kinh tế cơ bản đều giống nhau là để giải quyết các nhiệm vụ có tính chiến lược cho sự nghiệp phát triển đất nước cũng như mỗi địa phương nơi có đặc khu kinh tế đang hoạt động. Các nhiệm vụ chiến lược có thể là kinh tế đối ngoại, kinh tế xã hội, khoa học-kỹ thuật và công nghệ...

Ưu thế về vị trí địa lý, như có hoặc gần cảng biển quốc tế là yếu tố rất quan trọng đối với sự thành công của các đặc khu kinh tế.
Bắt nguồn từ đâu
Trong lịch sử, đặc khu kinh tế đã có từ khá lâu. Tiền thân của nó là khu vực tự do buôn bán, xuất hiện từ thời Phoenicia cổ đại. Đặc khu kinh tế theo đúng nghĩa được thành lập năm 1959. Cách sân bay Shannon của Ireland không xa, trên một mảnh đất rộng khoảng 100ha, người ta quyết định xây dựng thành khu chế xuất. Quá trình xây dựng được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu nhằm thu hút khách du lịch thông qua bán hàng miễn thuế và cửa hàng miễn thuế đầu tiên trên thế giới đã được khai trương tại đây.
Giai đoạn xây dựng đặc khu về sản xuất công nghiệp mất khá nhiều thời gian, phải tới năm 1980, Trung tâm công nghệ “Limerick” mới đi vào hoạt động. Chính nhờ kinh nghiệm này của Ireland mà từ năm 1980, các nước ở chấu Á và đặc biệt là Trung Quốc đã dấy lên phong trào mở các đặc khu kinh tế. Từ những năm 1980, tại Trung Quốc khái niệm “đặc khu kinh tế” mới thực sự nở rộ và được làm phong phú thêm.
Theo số liệu năm 2008, trên toàn thế giới có hơn 4 nghìn đặc khu kinh tế với 68 triệu lao động đang làm việc tại đó.
Chuyên viên của Ngân hàng Thế giới (WB) Tomas Farell nhận xét: “Nếu như 10 năm trở về trước có thể tại một số quốc gia, đặc khu kinh tế còn chưa xuất hiện thì nay hoặc là đã có hoặc là đang chuẩn bị được thành lập”.
Mất hay được
Theo một số chuyên gia phản biện, việc mở quá nhiều đặc khu kinh tế có thể tạo nên sự mất cân đối cho nền kinh tế, hơn nữa còn phải tốn nhiều tiền của để đầu tư cho cơ sở hạ tầng tại đây và phần nào sẽ bị thâm hụt các khoản thu từ thuế. Tuy nhiên, nhiều quan chức Chính phủ lại cho rằng nhờ tạo ra nhiều việc làm, gia tăng được cán cân thương mại mà những thiệt hại này sẽ được bù đắp.
Thực tiễn đã cho thấy, tại nhiều quốc gia, không ít đặc khu kinh tế hoặc bị bỏ dở hoặc đã phải đóng cửa vì nhiều lý do. Theo các phân tích và đánh giá không chính thức thì các đặc khu kinh tế được chia thành 3 dạng: hiệu quả, không thực sự hiệu quả (các doanh nghiệp đang hoạt động tại đây hoặc có lãi ít hoặc hòa vốn) và hoàn toàn bị thua lỗ. Trong 3 dạng này thì loại thứ ba có số lượng lớn hơn 2 loại còn lại.
Có nhiều lý do dẫn tới việc đóng cửa (giải thể) đặc khu kinh tế. Theo The Economist thì có thể là do xác định sai mục đích, chọn sai địa điểm (xa cảng biển, xa khu dân cư…) dẫn đến việc nhà đầu tư dù nhận được những ưu đãi nhưng vẫn không có đủ nhân công, doanh số xuất khẩu thấp… Ngoài ra, có thể còn do cơ sở hạ tầng không được đầu tư đủ và đúng như yêu cầu, quản lý và điều hành kém và tệ quan liêu tham nhũng.
Có lẽ vì lý do này mà các đặc khu kinh tế được thành lập ở châu Phi thường không mang lại hiệu quả cao như các khu vực khác trên thế giới. Điển hình trong số này là đặc khu kinh tế tại Senegal, mặc dù quy mô rất lớn nhưng sau một thời gian hoạt động đã phải đóng cửa vì tệ hành chính quan liêu nhũng nhiễu, giá điện quá cao và lại xa cảng biển. Tại bang Maharashtra, trong số 139 đặc khu kinh tế được phê duyệt thì có tới 61 đặc khu bị các nhà đầu tư từ chối tham gia bởi lý do chính sách không rõ ràng, công tác kiểm tra giám sát không minh bạch và phải “qua cửa” 15 cơ quan chức năng mới nhận được giấy phép kinh doanh cho mình. Hơn nữa, các cuộc biểu tình của dân địa phương liên quan đến việc thu hồi đất cũng làm cho các nhà đầu tư không nhìn thấy lợi ích nếu triển khai kinh doanh tại đây.
Trung Quốc được coi là nước có tỷ lệ các đặc khu kinh tế kinh doanh hiệu quả gần như cao nhất thế giới. Điển hình trong số này là đặc khu Thâm Quyến (được thành lập vào năm 1980). Hiện tại, Thâm Quyến vẫn được coi là “đầu tàu” về xuất khẩu của Trung Quốc. Tại nước này, có hàng chục đặc khu đang hoạt động. Hồi đầu tháng ba năm nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi phải đẩy mạnh hơn việc mở thêm các đặc khu kinh tế mới.
Các đặc khu kinh tế thành công hơn cả chủ yếu tập trung trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Các lĩnh vực kinh tế khác đôi khi không đạt được kết quả như kỳ vọng. Khu vực tự do thương mại tại Thượng Hải là một ví dụ. Mục tiêu đặt ra khi thành lập đặc khu này (năm 2013) là thu hút tài chính và chu chuyển vốn. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động, mục tiêu này đã bị đổ bể. Ba phần tư lãnh đạo các công ty của Mỹ hoạt động tại đây thừa nhận rằng kết quả đã không đạt được như kỳ vọng ban đầu.
Ai quản lý
Ở Philippines, trường phái thứ hai được ủng hộ vì họ cho rằng sẽ bớt đi tệ quan liêu, nhũng nhiễu và có lẽ vì thế mà tại đây số đặc khu do tư nhân quản lý nhiều gấp cả chục lần so với các đặc khu do nhà nước quản lý.
Khái niệm “đặc khu kinh tế” cùng với thực tiễn đang được bổ sung và làm phong phú thêm. Tại Hàn Quốc và Thái Lan, bắt đầu xuất hiện khái niệm “Khu công nghiệp sinh thái”, thực chất, của các khu dạng này cũng vẫn là đặc khu kinh tế nhưng người lao động làm việc tại đây chủ yếu là những người nhập cư.
Năm 2005, LB Nga ban hành đạo luật “Về các đặc khu kinh tế”. Theo đạo luật này thì các đặc khu kinh tế của Nga được phân chia làm 4 loại: đặc khu về sản xuất công nghiệp, đặc khu về kỹ thuật và công nghệ, đặc khu về du lịch và đặc khu về kho bãi và vận tải. Một công ty cổ phần dạng mở với tên gọi “Đặc khu kinh tế” (có vốn pháp định là hơn 114 tỷ ruble và 100% là vốn nhà nước) đã được thành lập để quản lý và điều hành các đặc khu kinh tế. Một Thứ trưởng của Bộ Phát triển kinh tế Nga tham gia vào ban giám đốc của công ty này.
Đặc khu kinh tế vẫn đang là đề tài mà cả Chính phủ và các công ty trên khắp toàn cầu rất quan tâm. Theo dự báo, trong tương lai không xa tổng các đặc khu kinh tế của toàn thế giới sẽ đạt ngưỡng khoảng 5 nghìn.
Nguồn ttp://baodientu.chinhphu.vn/Quocte/Dac-khu-kinh-te-Dau-moi-la-mo-hinh-chuan/225627.vgp

Từ một làng chài nghèo tiếp giáp với Hồng Kông, sau 30 năm, Thâm Quyến đã có những bước phát triển phi thường.
Trong đó, đặc khu kinh tế Thâm Quyến nổi lên trở thành đầu tàu phát triển, với tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá hàng đầu thế giới, được xem là cánh cửa ra với thế giới của Trung Quốc.
Từ một làng chài nghèo, sau 30 năm, Thâm Quyến đã có những bước phát triển phi thường, GDP đạt 820,123 tỉ NDT, tăng gấp 980 lần so với năm 1979, bình quân mỗi năm tăng trưởng 27%.
Theo số liệu thống kê chính thức, GDP của Thâm Quyến năm 2014 đạt 1600,198 tỉ NDT (khoảng 256 tỉ USD). Tăng trưởng kinh tế của Thâm Quyến chỉ xếp sau 3 thành phố lớn của Trung Quốc là Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và đứng đầu Trung Quốc về hiệu quả, chất lượng phát triển kinh tế và kinh tế tri thức.
Kim ngạch xuất khẩu của Thâm Quyến đứng đầu Trung Quốc trong 20 năm liên tục (1978 -2012), năm 2012 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Thâm Quyến đạt 466,79 tỉ USD, trong đó xuất khẩu đạt 271,37 tỉ USD.
Vị trí địa lý: So với các đặc khu kinh tế khác của Trung Quốc, Thâm Quyến có vị trí địa lý thuận lợi nhất, tiếp giáp với Hồng Kông, xung quanh thành phố này là hệ thống rất nhiều cảng (cảng biển, cảng hàng không…). Với 17 cảng, Thâm Quyến là thành phố nhiều cảng nhất Trung Quốc.
Ưu thế về vị trí địa lý khiến Thâm Quyến trở thành đầu mối giao thông quan trọng của khu vực duyên hải phía nam Trung Quốc và là cầu nối liên kết giữa Trung Quốc đại lục và Hồng Kông cũng như với thế giới.
Xuất phát sớm: Được chính quyền Trung ương lựa chọn là đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc, Thâm Quyến có xuất phát điểm sớm hơn so với các đặc khu khác.
Sự quan tâm và đầu tư mạnh mẽ từ Trung ương: Ngay từ khi mới thành lập, Thâm Quyến đã được xem là trọng điểm phát triển, chính quyền Trung ương dành cho đặc khu này một loạt chính sách ưu đãi về thuế, thu hút đầu tư và môi trường kinh doanh (giảm thuế thu nhập của doanh nghiệp nước ngoài từ 30% xuống 15%, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và doanh nghiệp công nghệ cao được giảm 50% phí sử dụng đất công nghiệp...) Quan trọng hơn cả là chính quyền Trung ương Trung Quốc ủy quyền cho Thâm Quyến quyền lập pháp trong lĩnh vực kinh tế và được mạnh dạn thử nghiệm những mô hinh cải cách mới. So với tất cả các đặc khu kinh tế khác, Thâm Quyến nhận được sự quan tâm và đầu tư lớn nhất từ phía Trung ương.
Chuyển đổi mô hình: Sau khi các chính sách ưu đãi của Trung ương giành cho đặc khu hết hiệu lực (khoảng 10-15 năm), Thâm Quyến đã thực hiện chuyển đổi mô hình phát triển. Nếu trong thập kỉ 80, sự phát triển của Thâm Quyến chủ yếu dựa vào các ngành sản xuất công nghiệp truyền thống thì đến giai đoạn sau 1990, sự phát triển kinh tế của đặc khu này chủ yếu dựa vào ngành công nghệ kĩ thuật cao, có giá trị gia tăng cao. Đây chính là yếu tố đảm bảo cho Thâm Quyến duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao trong thời gian dài, điều mà các đặc khu kinh tế khác của Trung Quốc không thực hiện được do phụ thuộc quá nhiều vào những chính sách ưu đãi của Trung ương và thiếu nhạy bén trong việc chuyển đổi.


Mạnh dạn đổi mới và dám làm là kinh nghiệm cơ bản trong con đường phát triển của đặc khu Thâm Quyến.
Được coi là “khu thí nghiệm” của công cuộc cải cách mở cửa Trung Quốc, Thâm Quyến kiên trì “giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị”. Với tinh thần “dám thử, dám làm, dám mạo hiểm”, Thâm Quyến là địa phương đầu tiên thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, tiên phong thực hiện thị trường hóa sử dụng đất. Đây cũng là nơi phát hành tấm cổ phiếu đầu tiên tại Trung Quốc, đi đầu trong việc phát triển doanh nghiệp cổ phần và thị trường vốn…
Phát triển công nghệ cao: Từ đầu những năm 90, chính quyền Thâm Quyến đã xác định chiến lược phát triển công nghệ cao, kết hợp giữa việc sáng tạo khoa học kĩ thuật với sản xuất, đẩy mạnh việc nâng cấp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Thâm Quyến rất quyết liệt trong việc phát triển ngành công nghệ cao, các cơ sở công nghiệp truyền thống được chuyển ra ngoài đặc khu, xây dựng thành phố hiện đại về công nghệ kĩ thuật và dịch vụ; đưa ra hàng loạt các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế… nhằm thu hút các nhà đầu tư vào các ngành công nghệ hiện đại, như điện tử, tin học, kĩ thuật số, công nghệ sinh học…
Trao quyền lập pháp: Từ năm 1992, được Trung ương trao quyền lập pháp cho đặc khu Thâm Quyến, đây chính là điểm mấu chốt cho sự phát triển của Thâm Quyến. Việc trao cho Thâm Quyến quyền chủ động về phát triển kinh tế và cũng như tiến hành đổi mới tạo điều kiện cho khu vực này có thể chủ động đưa ra những cơ chế chính sách cần thiết cho sự phát triển kinh tế, phù hợp với hiến pháp và khuôn khổ pháp quy chung. Từ khi được trao quyền lập pháp tới nay, đặc khu Thâm Quyến đã ban hành hơn 300 văn bản pháp quy, trong đó có tới 70% là các văn bản liên quan đến kinh tế và mở cửa thị trường, 1/3 trong số đó được thí điểm thực hiện trước khi các quy định pháp luật liên quan của Trung ương được ban hành.
Đây là ưu thế lớn nhất của Thâm Quyến so với các đặc khu kinh tế còn lại. Có thể nói sự phát triển của Thâm Quyến không thể tách rời việc được trao quyền lập pháp.
Xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại: Thâm Quyến mạnh dạn đưa những yếu tố cạnh tranh vào quá trình phát triển cở sở hạ tầng, thực hiện đấu thầu, lựa chọn nhà thầu trong việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng; tiến hành cải cách toàn diện trên các lĩnh vực quy hoạch, lao động, đất đai, tài chính, thuế…
Đổi mới về chức năng nhiệm vụ của chính quyền: Thúc đẩy đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập, chuyển phần lớn các đơn vị sự nghiệp công thành thực thể kinh tế, thực hiện mô hình doanh nghiệp làm chủ, chính quyền dẫn dắt…
Tuấn Dũng
Nguồn: http://baodientu.chinhphu.vn/Quocte/Bai-2-Tham-Quyen-tao-ky-tich/225652.vgp
Incheon- khu kinh tế tự do đầu tiên ở Hàn Quốc, được xây dựng với mục tiêu biến đây thành "thỏi nam châm" thu hút đầu tư nước ngoài trong bối cảnh tăng trưởng của nước này được coi là tới ngưỡng, nền kinh tế thiếu những ngành nghề mang tính sáng tạo, năng lực cạnh tranh khu vực dịch vụ yếu.
Incheon là thành phố đầu tiên xây dựng những tổ hợp công nghiệp quy mô lớn để đưa Hàn Quốc có những bước phát triển đáng ghi nhận làm thế giới phải ngạc nhiên. Chính phủ Hàn Quốc đã chỉ định ba khu vực Songdo,Yeongjong và Cheongna trở thành khu kinh tế tự do đầu tiên tại nước này vào ngày 5/8/2003, dựa trên ý tưởng về việc xây dựng “thành phố trung tâm giao thương quốc tế”.
Khu kinh tế tự do Incheon, với tổng diện tích 209.38 km2, được Chính phủ trực tiếp xây dựng nhằm thu hút đầu tư nước ngoài để biến nơi đây thành trung tâm dịch vụ hậu cần (logistic), kinh doanh, nghỉ dưỡng và du lịch của cả vùng Đông Bắc Á.
Có thể nói, dựa vào lợi thế sẵn có, có quy hoạch rõ ràng, mục tiêu cụ thể, tư duy toàn cầu, hướng tới hiện đại nhằm thu hút FDI, là những nét đặc trưng thương hiệu của khu kinh tế ven biển Incheon.
Tổng đầu tư vào đặc khu kinh tế tự do cho tới năm 2014, bao gồm cả đầu tư trong và ngoài nước, đạt gần 58.000 tỷ won (khoảng 55 tỷ USD).
Vị trí thuận lợi, hạ tầng hoàn hảo
Nhân lực trình độ cao
Đặc khu kinh tế Chennai, Ấn Độ
Ấn Độ là một trong những nước đầu tiên ở châu Á nhận ra tầm quan trọng của các mặt hàng xuất khẩu, bởi vậy, để thúc đẩy xuất khẩu và tăng sức cạnh tranh của nền công nghiệp, năm 2000, Chính phủ Ấn Độ đã thành lập các đặc khu kinh tế.
Những khu công nghiệp khép kín này được xây dựng dựa trên “công thức” của Trung Quốc, với tham vọng đưa Ấn Độ trở thành cường quốc xuất khẩu, nhưng mọi thứ có vẻ chưa đi đúng hướng.
Để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ Ấn Độ đã đầu tư cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho việc vận hành các đặc khu kinh tế, nhiều đặc khu kinh tế có sân bay, hải cảng và ga tàu riêng. Ấn Độ cũng đưa ra các ưu đãi về thuế, như các nhà đầu tư được giảm thuế trong vòng 15 năm đối với các dự án được thực hiện trong các đặc khu kinh tế trên toàn lãnh thổ Ấn Độ.
Tổng diện tích của các đặc khu kinh tế của Ấn Độ là 61,624 hecta, trong khi một mình đặc khu Thâm Quyến của Trung Quốc đã là 49,300 hecta.
Ngoài ra, năm 2005-2006, Chính phủ Ấn Độ đã thành lập cơ quan pháp lý chịu trách nhiệm điều tra và xét xử các tranh chấp trong các đặc khu kinh tế để đảm bảo rằng việc điều tra và xét xử sẽ được tiến hành nhanh chóng.
Các đặc khu kinh tế đóng vai trò quan trọng cho những thành công kinh tế của Trung Quốc và các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ tin rằng công thức tương tự sẽ giúp kinh tế nước này “tăng tốc”.
Điều gì kìm chân
Đặc khu kinh tế có thể sẽ là một trong những trọng tâm để thực hiện tham vọng của Thủ tướng Narendra Modi trong chương trình “Make in India”- chương trình Quốc gia nhằm biến Ấn Độ trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu. Nhưng theo các chuyên gia ngành công nghiệp, việc thu hồi ưu đãi thuế đã làm đặc khu kinh tế trở thành mục tiêu kém hấp dẫn.
Theo bản điện tử của nhật báo kinh tế Ấn Độ Business Standard, từ năm 2000-2014, Ấn Độ đã cấp phép cho 564 đặc khu kinh tế ,nhưng tính đến tháng 6/2014, chỉ có 192 khu là còn đang hoạt động. Thống kê năm 2014 cho thấy tổng số việc làm được tạo ra trong các đặc khu kinh tế là 1.277.645, ít hơn so với con số 1.743.530 của năm 2009.
Bộ Thương mại Ấn Độ đã tiến hành một cuộc nghiên cứu để tìm nguyên nhân khiến các đặc khu kinh tế của nước này không thể hoạt động hay hoạt động kém hiệu quả. Đó là do Chính phủ Ấn Độ đã dành các ưu đãi cho các đối tượng nằm ngoài đặc khu kinh tế và rút bớt ưu đãi cho các đặc khu kinh tế khi ký các thỏa thuận mậu dịch tự do (FTA).
Bà Arpita Mukherjee, Giáo sư tại Hội đồng cố vấn Ấn Độ chuyên nghiên cứu về quan hệ kinh tế quốc tế (ICRIER), người đứng đầu nghiên cứu nói trên, cho rằng, việc thực hiện các chính sách thương mại nước ngoài vào năm 2009 mà thông qua đó trao một loạt các biện pháp khuyến khích xuất khẩu cho các nhà đầu tư ngoài khu vực đặc khu kinh tế chính là nguyên nhân khiến các đặc khu kinh tế không còn là đích đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
“Nói cách khác, Chính phủ Ấn Độ đã tạo ra một khu vực để thúc đẩy xuất khẩu rồi lại kìm hãm nó bằng những ưu đãi dành cho những khu vực khác”, bà Mukherjee nói.
Cụ thể, các nhà sản xuất ngoài khu vực đặc khu kinh tế được ưu đãi thông qua chương trình hoàn thuế, tức là được trả lại tiền thuế đánh vào các mặt hàng nhập khẩu được sử dụng để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Bà Mukherjee cho rằng những ưu đãi như vậy cần phải được áp dụng trong cả khu vực đặc khu kinh tế để đảm bảo một “sân chơi” công bằng.
Hơn nữa, tình hình càng trở nên trầm trọng hơn vào năm 2008-2008 khi xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu, nhu cầu đối với hàng hóa Ấn Độ giảm mạnh và việc miễn thuế bán sản phẩm đặc khu kinh tế không được chấp thuận.
Ấn Độ đã ký kết một số hiệp định tự do thương mại ( FTA ) với các nước như Sri Lanka, Nhật Bản và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), theo đó thuế nhập khẩu được giảm xuống bằng không cho nhiều dòng sản phẩm. Điều này đã tác động đến doanh số bán hàng trong nước của các đơn vị của đặc khu kinh tế, do các đơn vị này chịu mức thuế cao hơn.
Vivek Mehra, một đối tác tại Pricewaterhouse đề xuất rằng "các nhà sản xuất ở Ấn Độ nên được áp dụng mức thuế thấp nhất trong các Hiệp định tự do thương mại"
Ngoài ra, theo các chuyên gia, cơ sở hạ tầng yếu cũng là một trong những nguyên nhân khiến các đặc khu kinh tế thất bại ở Ấn Độ. Tại Trung Quốc, Chính phủ nước này đã đầu tư một cơ sở hạ tầng mang tầm vóc thế giới với đường xá, hải cảng, sân bay… kết nối trực tiếp đến các đặc khu kinh tế và điều này hoàn toàn thiếu ở Ấn Độ.
Nguồn: http://baodientuchinhphu.vn/Quocte/Dac-khu-kinh-te-An-Do-Dieu-gi-kim-chan/225925.vgp
Hiện nay, trên thế giới, cuộc tranh luận giữa hai trường phái xung quanh vấn đề quản lý các đặc khu kinh tế đang diễn ra sôi nổi. Một trường phái thì cho rằng việc quản lý, điều hành này phải do nhà nước nắm, trường phái khác thì cho rằng nên giao cho tư nhân sẽ hiệu quả hơn.
Phạm Hoàng
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài 2: Thâm Quyến tạo kỳ tích
Từ một làng chài nghèo tiếp giáp với Hồng Kông, sau 30 năm, Thâm Quyến đã có những bước phát triển phi thường.
Năm 1980, Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn đề xuất của Quốc vụ viện, quyết định thành lập 3 đặc khu kinh tế tại tỉnh Quảng Đông, gồm Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu và 1 tại tỉnh Phúc Kiến là Thành phố Hạ Môn.
Yếu tố làm nên thành công
Dám thử, dám làm
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài 3: “Thỏi nam châm” Incheon
Incheon- khu kinh tế tự do đầu tiên ở Hàn Quốc, được xây dựng với mục tiêu biến đây thành "thỏi nam châm" thu hút đầu tư nước ngoài trong bối cảnh tăng trưởng của nước này được coi là tới ngưỡng, nền kinh tế thiếu những ngành nghề mang tính sáng tạo, năng lực cạnh tranh khu vực dịch vụ yếu.

Việc thiết kế khu kinh tế tự do với những tiêu chuẩn hiện đại nhất thế giới nhằm mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài là một sự đột phá về chính sách của Hàn Quốc, chỉ xuất hiện trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính châu Á hồi năm 1997-1998. Trước đây, Hàn Quốc rất hạn chế thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Incheon được chọn trở thành đặc khu kinh tế tự do là vì điều kiện vị trí thuận lợi: nằm ở giữa bán đảo Hàn Quốc, trung tâm của biển Tây (Hoàng Hải), gần với nhiều thành phố quan trọng của Trung Quốc, như Bắc Kinh, Thượng Hải. Đây là điều kiện để hình thành mạng lưới vận tải biển, hàng không và hậu cần. Ngoài ra Incheon còn tiếp giáp với khu vực thủ đô Seoul và các vùng lân cận thuộc tỉnh Gyeonggi.
Ngoài ra, Incheon “sở hữu” những ưu thế nổi trội, như chỉ cách sân bay quốc tế Incheon 20 phút lái xe- sân bay liên tục được đánh giá là số 1 thế giới về dịch vụ; Cảng Incheon với cơ sở hạ tầng tiên tiến, thông thương với các cảng quốc tế từ hơn 180 nước trên thế giới...

Khu kinh tế tự do Incheon bao gồm Songdo, đảo Yeongjong và Cheongna
Incheon được coi là một trong những ví dụ điển hình nhất cho tham vọng của Hàn Quốc hướng đến ngành giáo dục đại học chất lượng cao.
Ông Hee Yhon Song, người sáng lập, đồng thời là cưụ Hiệu trưởng trường Đông Bắc Á ở thành phố Incheon cho biết, “Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một trung tâm mang tính toàn cầu để mọi người có thể trao đổi văn hóa và tri thức với nhau”. Ông Song dự đoán, Incheon sẽ trở thành chủ nhà của hơn 40 viện nghiên cứu và ít nhất là 7 khu trường sở nước ngoài, thu hút rất đông sinh viên từ khắp nơi.
Đây là một trong những tiền đề để tạo ra đội ngũ nhân lực trình độ cao.
Nhiều ưu đãi từ Chính phủ
Ông Jong Cheol Lee, Cao ủy Khu Kinh tế tự do Incheon, Hàn Quốc khẳng định, khu Kinh tế tự do Incheon, Hàn Quốc nhận được nhiều ưu đãi, khuyến khích từ Chính phủ.
Theo quy định, vốn đầu tư vào khu kinh tế tự do đối với các nhà đầu tư nước ngoài không được ít hơn 5 triệu USD, nhưng bù lại họ sẽ được toàn quyền sỏ hữu doanh nghiệp, được phép chuyển lợi nhuận và vốn ra khỏi Hàn Quốc.
Ngoài ra, họ sẽ được miễn tất cả các loại thuế trong vòng 3 năm đầu tiên, đối với các xí nghiệp đầu tư nước ngoài có sử dụng công nghệ cao hoặc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp dịch vụ thì thậm chí còn được miễn các loại thuế tới 5 năm. Sau khi hết hạn miễn thuế theo luật định, các xí nghiệp hoạt động trong khu vực kinh tế tự do còn được miễn 50% các loại thuế thêm 2 năm tiếp theo. Người nước ngoài làm việc tại các khu kinh kế được hưởng ưu đãi về mức thuế thu nhập. Họ được quyền lựa chọn hoặc là đóng tổng các loại thuế với mức 30% hoặc chốt mức 17% thuế thu nhập cố định mà họ phải đóng.
Từ 9/1/2004, Luật “về khuyến khích đầu tư nước ngoài” đã được sửa đổi và bổ sung mà theo đó nhà đầu tư nước ngoài trong các trường hợp sau sẽ nhận được trợ cấp bằng tiền: người nước ngoài nhận được cổ phiếu nhưng sẽ dùng để tái đầu tư tại Hàn Quốc, các công ty nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản xuất với vốn đầu tư từ 10 triệu USD trở lên hoặc đầu tư vào các cơ sở nghiên cứu với số vốn từ 5 triệu USD trở lên. Mức trợ cấp sẽ bằng 10 đến 20% tổng giá trị đầu tư. Theo các chuyên gia, số tiền trợ cấp này có thể giúp cho doanh nghiệp thanh toán tiền thuê mặt bằng, xây dựng nhà xưởng...
Để kịp thời giải quyết và tháo gỡ những khó khăn cho các nhà đầu nước ngoài trong quá trình hoạt động tại đặc khu kinh tế, Tổng thống Hàn Quốc chỉ định đích danh các thanh sát viên cho mục đích này. Chính phủ cũng thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm cho lãnh đạo các doanh nghiệp có đầu tư và đang hoạt động tại các khu kinh tế.
Đáng chú ý, Bộ Tư pháp Hàn Quốc còn đưa ra chính sách nhập cư đặc biệt đối với Incheon, đó là người nước ngoài đầu tư 1,5 triệu USD vào ngành du lịch có thể nhận được quyền cư trú vĩnh viễn tại Incheon.
Thu Anh
Nguồn: http://baodientu.chinhphu.vn/Quocte/Bai-3-Thoi-nam-cham-Incheon/225749.vgp
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài 4:Đặc khu kinh tế Ấn Độ: Điều gì kìm chân
Từ năm 2000-2014, Ấn Độ đã cấp phép cho 564 đặc khu kinh tế, nhưng tính đến tháng 6/2014, chỉ có 192 khu là còn hoạt động.

Ấn Độ là một trong những nước đầu tiên ở châu Á nhận ra tầm quan trọng của các mặt hàng xuất khẩu, bởi vậy, để thúc đẩy xuất khẩu và tăng sức cạnh tranh của nền công nghiệp, năm 2000, Chính phủ Ấn Độ đã thành lập các đặc khu kinh tế.
Những khu công nghiệp khép kín này được xây dựng dựa trên “công thức” của Trung Quốc, với tham vọng đưa Ấn Độ trở thành cường quốc xuất khẩu, nhưng mọi thứ có vẻ chưa đi đúng hướng.
Để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ Ấn Độ đã đầu tư cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho việc vận hành các đặc khu kinh tế, nhiều đặc khu kinh tế có sân bay, hải cảng và ga tàu riêng. Ấn Độ cũng đưa ra các ưu đãi về thuế, như các nhà đầu tư được giảm thuế trong vòng 15 năm đối với các dự án được thực hiện trong các đặc khu kinh tế trên toàn lãnh thổ Ấn Độ.
Tổng diện tích của các đặc khu kinh tế của Ấn Độ là 61,624 hecta, trong khi một mình đặc khu Thâm Quyến của Trung Quốc đã là 49,300 hecta.
Ngoài ra, năm 2005-2006, Chính phủ Ấn Độ đã thành lập cơ quan pháp lý chịu trách nhiệm điều tra và xét xử các tranh chấp trong các đặc khu kinh tế để đảm bảo rằng việc điều tra và xét xử sẽ được tiến hành nhanh chóng.
Các đặc khu kinh tế đóng vai trò quan trọng cho những thành công kinh tế của Trung Quốc và các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ tin rằng công thức tương tự sẽ giúp kinh tế nước này “tăng tốc”.
Điều gì kìm chânĐặc khu kinh tế có thể sẽ là một trong những trọng tâm để thực hiện tham vọng của Thủ tướng Narendra Modi trong chương trình “Make in India”- chương trình Quốc gia nhằm biến Ấn Độ trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu. Nhưng theo các chuyên gia ngành công nghiệp, việc thu hồi ưu đãi thuế đã làm đặc khu kinh tế trở thành mục tiêu kém hấp dẫn.
Theo bản điện tử của nhật báo kinh tế Ấn Độ Business Standard, từ năm 2000-2014, Ấn Độ đã cấp phép cho 564 đặc khu kinh tế ,nhưng tính đến tháng 6/2014, chỉ có 192 khu là còn đang hoạt động. Thống kê năm 2014 cho thấy tổng số việc làm được tạo ra trong các đặc khu kinh tế là 1.277.645, ít hơn so với con số 1.743.530 của năm 2009.
Bộ Thương mại Ấn Độ đã tiến hành một cuộc nghiên cứu để tìm nguyên nhân khiến các đặc khu kinh tế của nước này không thể hoạt động hay hoạt động kém hiệu quả. Đó là do Chính phủ Ấn Độ đã dành các ưu đãi cho các đối tượng nằm ngoài đặc khu kinh tế và rút bớt ưu đãi cho các đặc khu kinh tế khi ký các thỏa thuận mậu dịch tự do (FTA).
Bà Arpita Mukherjee, Giáo sư tại Hội đồng cố vấn Ấn Độ chuyên nghiên cứu về quan hệ kinh tế quốc tế (ICRIER), người đứng đầu nghiên cứu nói trên, cho rằng, việc thực hiện các chính sách thương mại nước ngoài vào năm 2009 mà thông qua đó trao một loạt các biện pháp khuyến khích xuất khẩu cho các nhà đầu tư ngoài khu vực đặc khu kinh tế chính là nguyên nhân khiến các đặc khu kinh tế không còn là đích đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
“Nói cách khác, Chính phủ Ấn Độ đã tạo ra một khu vực để thúc đẩy xuất khẩu rồi lại kìm hãm nó bằng những ưu đãi dành cho những khu vực khác”, bà Mukherjee nói.
Cụ thể, các nhà sản xuất ngoài khu vực đặc khu kinh tế được ưu đãi thông qua chương trình hoàn thuế, tức là được trả lại tiền thuế đánh vào các mặt hàng nhập khẩu được sử dụng để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Bà Mukherjee cho rằng những ưu đãi như vậy cần phải được áp dụng trong cả khu vực đặc khu kinh tế để đảm bảo một “sân chơi” công bằng.
Hơn nữa, tình hình càng trở nên trầm trọng hơn vào năm 2008-2008 khi xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu, nhu cầu đối với hàng hóa Ấn Độ giảm mạnh và việc miễn thuế bán sản phẩm đặc khu kinh tế không được chấp thuận.
Ấn Độ đã ký kết một số hiệp định tự do thương mại ( FTA ) với các nước như Sri Lanka, Nhật Bản và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), theo đó thuế nhập khẩu được giảm xuống bằng không cho nhiều dòng sản phẩm. Điều này đã tác động đến doanh số bán hàng trong nước của các đơn vị của đặc khu kinh tế, do các đơn vị này chịu mức thuế cao hơn.
Vivek Mehra, một đối tác tại Pricewaterhouse đề xuất rằng "các nhà sản xuất ở Ấn Độ nên được áp dụng mức thuế thấp nhất trong các Hiệp định tự do thương mại"
Ngoài ra, theo các chuyên gia, cơ sở hạ tầng yếu cũng là một trong những nguyên nhân khiến các đặc khu kinh tế thất bại ở Ấn Độ. Tại Trung Quốc, Chính phủ nước này đã đầu tư một cơ sở hạ tầng mang tầm vóc thế giới với đường xá, hải cảng, sân bay… kết nối trực tiếp đến các đặc khu kinh tế và điều này hoàn toàn thiếu ở Ấn Độ.
Hoàng Lâm
Nguồn: http://baodientuchinhphu.vn/Quocte/Dac-khu-kinh-te-An-Do-Dieu-gi-kim-chan/225925.vgp
Không có nhận xét nào