QUẢNG CÁO

Tin tức

Ngành Xây dựng và đáp ứng mục tiêu môi trường của Liên Hợp Quốc: Thời gian không còn nhiều

Thời gian cho những nỗ lực cải thiện hiệu suất năng lượng của ngành xây dựng và các công trình cũng như đạt được mục tiêu của Thỏa thuận chung Paris không còn nhiều.

Công nhân xây dựng dự án mở rộng Kênh đào Panama.
Ảnh: Gerardo Pesantez, Ngân hàng Thế giới.

Báo cáo Tình trạng Toàn cầu năm 2017 của Liên minh Toàn cầu về Công trình và Xây dựng lần đầu tiên được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) và Pháp công bố tại Hội nghị Biến đổi Khí hậu lần thứ 21 cho thấy ngành Xây dựng tiếp tục phát triển với cường độ sử dụng năng lượng trên mỗi m2 trong các công trình cần phải cải thiện 30% vào năm 2030.

Fatih Birol, Giám đốc điều hành của Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Một Hành tinh ở Paris: “Trong 40 năm tới, thế giới dự kiến sẽ xây mới 230 tỷ m2, tức là mỗi tuần diện tích công trình xây mới tương đương với diện tích của Thành phố Paris. Sự tăng trưởng nhanh chóng này chắc chắn sẽ để lại hậu quả”.

Năm 2015, tổng diện tích sàn đã đạt 235 tỷ m2. Trong 40 năm tới sẽ xây dựng thêm 230 tỷ m2 công trình, tức là đến năm 2060, mỗi năm diện tích công trình xây mới tương đương với diện tích của đất nước Nhật Bản. Khi tính đến việc sản xuất điện ở thượng nguồn, các công trình và xây dựng chiếm khoảng 30% lượng CO2 phát thải liên quan đến năng lượng.

Theo báo cáo phối hợp của UNEP do IAEA chuẩn bị, thời gian đang ngày càng gấp rút vì một nửa các công trình dự kiến xây đến năm 2060 sẽ được hoàn thành trong vòng 20 năm tới, 2/3 các quốc gia thiếu tiêu chuẩn năng lượng công trình bắt buộc.

Tuy nhiên, báo cáo cũng nêu bật những cơ hội áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng và các-bon thấp, đưa ra một số ví dụ toàn cầu cho thấy các mục tiêu có thể đạt được với những nỗ lực rõ ràng và mang tính hợp tác.

Cho đến nay, những cam kết trong Thỏa thuận chung Paris đã đạt được phần nào, lượng phát thải CO2 từ các tòa nhà và công trình xây dựng tăng gần 1% mỗi năm trong giai đoạn 2010 - 2016, giải phóng 76 giga tấn CO2 trong lượng phát thải tích lũy.

Ông Birol cũng chia sẻ: “Chúng ta cần những hành động đầy tham vọng để không bị mắc kẹt trong những tòa nhà có tuổi thọ cao và không hiệu quả trong những thập kỷ tới”.

Theo báo cáo này, các tòa nhà với năng lượng và lượng phát thải gần như bằng không cần phải trở thành tiêu chuẩn xây dựng toàn cầu trong thập kỷ tới và cải tiến 2% hiệu suất năng lượng tới năm 2030. Tỷ lệ cải tiến năng lượng trong công trình cũng cần đạt 3% trong thập kỷ tới, đặc biệt quan trọng với các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), 65% công trình dự kiến đến năm 2060 đã được xây dựng ở khu vực này.

Ông Erik Solheim, Giám đốc Điều hành UNEP nhấn mạnh: “Tương như như nhiều lĩnh khác liên quan đến Thỏa thuận chung Paris, lĩnh vực xây dựng đang có một số tiến bộ trong việc cắt giảm khí thải, nhưng quá ít và quá chậm”.

Tiềm năng tiết kiệm năng lượng từ hiệu quả vỏ bọc công trình có thể rất lớn. Trên phạm vi toàn cầu, xây dựng năng suất cao và cải tiến năng lượng vỏ bọc các công trình hiện có cho thấy tiềm năng tiết kiệm nhiều hơn tổng năng lượng tất cả các nước G20 tiêu thụ vào năm 2015.

Ông Solheim cũng cho hay: “Nhận thức được tiềm năng của các công trình và ngành xây dựng cần sự vào cuộc của tất cả các bên liên quan, đặc biệt để giải quyết tình trạng đầu tư vào các công trình không hiệu quả cả về tài chính lẫn môi trường”.


Nguyễn Minh Hiếu dịch
Nguồn: Liên Hợp Quốc 

Không có nhận xét nào